Ngành xây dựng tiêu thụ 75% tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất. Đá, cát, sắt và nhiều nguồn tài nguyên hữu hạn khác được khai thác với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường.
Ví dụ, chất thải xây dựng ở Brazil có thể chiếm từ 50-70% tổng khối lượng chất thải rắn đô thị. Chất thải này thường kết thúc tại các bãi chôn lấp và bãi rác thay vì được xử lý đúng cách, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Chất lượng của vật liệu tái chế tương đương với các vật liệu truyền thống.
Tuy nhiên, nếu được quan tâm nhiều hơn, chất thải này có thể có tiềm năng lớn để tái sử dụng. Nếu được tập kết đúng cách và được xử lý chính xác, chất thải rắn có thể trở thành vật liệu tái chế thay thế vật liệu mới với chất lượng thường tương đương các vật liệu truyền thống.
Việc tái chế vật liệu giúp giảm tiêu thụ nguyên liệu thô, tạo ra việc làm cho hàng ngàn người.
Tái chế là quá trình tái sử dụng các vật liệu bị loại bỏ để đưa chúng vào quy trình sản xuất. Quá trình này làm giảm tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm tổng khối lượng chất thải và có thể tạo việc làm cho hàng ngàn người. Để bắt đầu quá trình, một hệ thống tách và thu thập chất thải hiệu quả là điều cần thiết. Tuy mỗi quốc gia có sự phân loại khác nhau nhưng tựu trung lại có 2 loại vật liệu chính. Đầu tiên bao gồm bê tông, gốm sứ, đá và vữa, đại diện cho hầu hết chất thải xây dựng. Loại thứ hai liên quan đến gỗ, kim loại, thủy tinh, nhựa, thạch cao, và nhiều hơn nữa. Dưới đây là những vật liệu dễ tái chế nhất cũng như công dụng phổ biến của chúng.
Thép
Thép có thể được tạo ra từ sự kết hợp giữa quặng sắt và than đá, được nung nóng trong lò cao, hoặc bằng cách tái chế phế liệu, được sản xuất trong lò điện. Việc tái chế thép có nguồn gốc từ Đế chế La Mã, khi những người lính thu thập các dụng cụ chiến tranh để lại trong các chiến hào để sản xuất vũ khí mới. Thực tế cho thấy, thép có thể biến đổi vô tận thành các vật thể mới mà không làm giảm chất lượng. Việc tái chế thép giúp giảm 80% mức tiêu thụ điện, giảm tác động tới môi trường, thậm chí có thể loại bỏ hoàn toàn việc khai thác nguyên liệu thô.
Thép tái chế được sử dụng phổ biến trên trong các công trình xây dựng hiện nay.
Thép cây cho bê tông cốt thép, dây điện, đinh và một số biên dạng kim loại thường được làm từ kim loại phế liệu.
Bê tông
Tái chế bê tông cho phép chất thải xây dựng được tái sử dụng và giảm chi phí xây dựng. Trong tái chế bê tông cứng, một máy nghiền đặc biệt được sử dụng và tạo ra cái được gọi là cốt liệu tái chế. Thời gian gần đây, bê tông tái chế chỉ được sử dụng như một lớp nền phụ. Tuy nhiên, các thử nghiệm đang cho thấy cốt liệu bê tông có thể tạo ra các yếu tố cấu trúc từ 30-40 MPa với các công nghệ phù hợp. Quan trọng hơn, cốt liệu tái chế cũng nhẹ hơn từ 10-15% trên một đơn vị khối lượng so với bê tông nguyên chất, đòi hỏi trọng lượng ít hơn trên 1m3 và do đó ít chi phí vật liệu, vận chuyển, giúp giảm thiểu tổng chi phí dự án.
Bê tông tái chế được sử dụng như một lớp nền phụ.
Gỗ
Sử dụng "gỗ khai hoang" đã trở nên khá phổ biến. Gỗ cứng có thể tồn tại hàng trăm năm nếu được giữ đúng cách. Chúng có thể được sử dụng trong các bộ phận kết cấu lớn hoặc làm thanh để sản xuất các đồ tạo tác khác như thùng, pallet hoặc hỗ trợ cho các mục đích khác nhau. Loại gỗ mềm hơn và rẻ hơn có thể được tái chế, đặc biệt là nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp.
Gỗ phế liệu được đốt trong lò công nghiệp để tạo thành gỗ tái chế.
Gỗ tái chế được sử dụng để lát nền, ốp tường ấn tượng.
Thạch cao
Tái chế thạch cao trong xây dựng là khả thi, nhưng nếu nó được xử lý không đúng cách có thể phát ra hydro sunfua dễ cháy và độc hại cao, làm ô nhiễm đất cũng như nước ngầm. Tuy nhiên, nếu được xử lý phù hợp, thạch cao tái chế vẫn giữ được các đặc tính vật lý và cơ học như thạch cao thông thường với chi phí khá thấp.
EPS
Nhựa dẻo hoặc EPS là một vật liệu có thể được tái chế rất tốt. EPS trở thành nguyên liệu thô để sản xuất các sản phẩm nhựa mới khi được nghiền và nén. Nó có thể được sử dụng cho việc hoàn thiện công trình, thậm chí là sơn nhà.
Thủy tinh
Chai thủy tinh và hộp đựng có khả năng tái chế cao. Trong khi đó, việc tái chế kính cửa sổ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn. Do thành phần hóa học và nhiệt độ nóng chảy khác nhau, chúng không thể tái chế cùng với các vật liệu kính khác, kể cả các loại kính cửa sổ khác. Tuy nhiên, kính cửa sổ có thể được nấu chảy và tái sản xuất thành sợi thủy tinh để tích hợp vào nhựa đường hoặc thậm chí kết hợp trong sơn đường phản chiếu màu vàng và trắng. Kính vỡ có thể được kết hợp với bê tông để tạo ra sàn và mặt đá granite rất tốt.
Thủy tinh là một trong những vật liệu có khả năng tái chế cao.
Kẽm, nhôm, bao bì, vải - những vật liệu này cũng có thể được tái sử dụng và tái chế. Tất nhiên, những chất như amiăng, sơn latex, dung môi hóa học, chất kết dính và sơn có chứa chì cần được xử lý cẩn thận để giảm tác động của chúng đến môi trường. Với những lo ngại ngày càng tăng về việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường do quá trình xây dựng, vấn đề vòng đời của vật liệu càng cần được quan tâm thích đáng. Không chỉ làm giảm cơ hội bán phá giá vật liệu và giảm áp lực cho các bãi chôn lấp, vật liệu tái chế còn giúp người dùng tiết kiệm chi phí đáng kể. Ngoài ra, nó làm giảm nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên mới, giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, đồng thời loại bỏ nhu cầu gửi chất thải đến các bãi chôn lấp.
Một công trình được làm từ vật liệu tái chế như thép, gỗ, bê tông.
>> Xem thêm: