Gạch không nung đây là loại gạch xây, sau khi được tạo hình sẽ tự động đóng rắn và đạt các chỉ số cơ học như cường độ nén, độ hút nước, độ uốn…mà không cần trải qua các công đoạn nung với nhiệt độ cao như các loại gạch truyền thống. Loại gạch này còn được biết đến với những tên gọi: gạch bê tông, gạch block bê tông, gạch block, gạch xi măng.
Có mấy loại gạch không nung?
Gạch không nung khá đa dạng về chủng loại. Trong đó phổ biến và hay được sử dụng nhất phải kể đến gạch bê tông cốt liệu,gạch đất hóa đá, 2 loại này có trọng lượng riêng nặng hơn gạch đất nung truyền thống; gạch bê tông bọt, bê tông khí chưng áp (AAC) có tỷ lệ lỗ xốp lớn, thuộc nhóm gạch nhé, thường dùng để giảm tải trọng một số công trình. Loại gạch không nung có cốt liệu xốp có kết cấu nhiều thành vách, có nhiều lỗ rỗng đan xen có khả năng chống thấm và cách âm, cách nhiệt tương đối tốt cho nhà ở.
Ưu điểm của gạch không nung
- Cường độ chịu lực của gạch không nung khá cao và có thể thay đổi theo từng nhu cầu sử dụng. Đặc biệt, loại gạch này có khả năng chịu lực cao gấp 2 lần so với gạch truyền thống.
- Gạch không ngung có khả năng năng chống cháy cao do các cốt liệu của gạch hoàn toàn là chất vô cơ, không bị bắt lửa.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Một số loại còn cho khả năng chống thấm khá ổn.
- Mẫu mã đẹp, đa dạng.
- Độ chính xác cao, lên đến 99,99% do được sản xuất bằng dây truyền hiện đại với các kích thước tiêu chuẩn do đó các viên gạch có kích thước đồng đều, sai số thấp, không bị cong vênh, lệch như gạch nung truyền thống.
- Thời giant hi công nhanh hơn gạch nung, do đó tiết kiệm chi phí xây dựng cho gia chủ
- Không độc hại, thân thiện với môi trường do quá trình sản xuất loại gạch này cũng không trải qua giai đoạn nung nhiệt cao, không tạo ra chất thải hay khí thải, không sử dụng nguyên liệu đốt gây ảnh hưởng tới môi trường và người sản xuất.
Nhược điểm gạch không nung
- Gạch không nung gây ra tình trạng tường bở, do đó, khi khoan hoặc đóng lên tường gặp nhiều khó khăn.
- Mặc dù quá trình sản xuất gạch không nung ít gây ô nhiễm nhưng gạch lại chứa 1 số chất gây ô nhiễm như bột nhôm, xi măng…
- Gạch không nung sản xuất theo công nghệ cũ có độ hút nước của gạch cao, nếu không xử lý ép tốt trong quá trình thi công sản xuất thì sẽ gây ra các hiện tượng ẩm mốc, rạn nứt công trình… Ngày nay thì độ hút ẩm của gạch không nung cũng đã cải thiện đáng kể, chỉ từ 8-12%
Lưu ý khi xây nhà bằng gạch không nung
Khi xây nhà ở bằng gạch không nung, bạn chú ý lựa chọn sản phẩm phù hợp với kết cấu thiết kế nhà của mình. Chú ý chọn mua sản phẩm tại những địa điểm uy tín, có chứng nhận MÁC (chứng nhận khả năng chịu nén của bê tông) rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn còn cần tìm thợ có kinh nghiệm thi công loại gạch này bởi dù nó thi công khá dễ nhưng lại có kích thước lớn hơn 3 đến 4 lần cũng như nặng hơn các loại nung thông thường.
Gạch không nung có độ hút ẩm cao nên sẽ giúp cho tường nhà bớt bị thấm nước, nấm mốc do thời tiết. Do đó, bạn nên cân nhắc sử dụng loại gạch này dể xây tường bao quanh bên ngoài nhà, hay xây tường ngăn cách giữa các phòng, hay tường nhà vệ sinh, phòng bếp là những nơi ẩm ướt, cần chống thấm cao.
Gạch bê tông cốt liệu có kết cấu khá chắc chắn nên khi thi công hệ thống điện nước ngầm trong nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách dùng máy khoan, cắt theo mạch vữa.
Khi xây nhà bằng gạch không nung bạn có thể sử dụng vữa thông thường, lượng vữa sử dụng không quá nhiều do bề mặt của viên gạch nhẵn và khuôn gạch khít nhau.
Sau khi trát vữa và thi công gạch được 3 tiếng thì nên tới nước từ 3-6 lần 1 ngày (nên dựa vào tình hình thời tiết để tưới nước cho gạch) và đảm bảo tưới như vậy liên tục từ 4-6 ngày để đảm bảo chất lượng cho công trình.
>> Cách kiểm tra cát xây dựng đơn giản nhất
>> Xu hướng trang trí phòng ngủ 2020 màu xám lên ngôi vương
- Theo diendanxaydung.net.vn -